Soạn bài Tràng Giang giúp học sinh cảm nhận rõ ý nghĩa của tác phẩm. Với những điểm đặc sắc riêng, bài thơ thể hiện rõ nỗi niềm, sự cô đơn và lòng yêu nước lớn lao của tác giả.
Bạn có thể truy cập website www.thepoetmagazine.org (Trang tổng hợp thơ, ca dao, ngụ ngôn, phân tích văn học, v.v) để theo dõi hướng dẫn trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa Kết nối tri thức 11 và Chân trời sáng tạo 12 chi tiết cho văn bản này.
Soạn Tràng Giang chi tiết theo chương trình sách lớp 11 để học sinh chuẩn bị bài kỹ hơn. Nắm được các ý chính, bạn dễ dàng phân tích và cảm nhận hàm ý trong bài thơ.
Soạn Tràng Giang siêu ngắn theo trang 59, 60 sách Ngữ văn lớp 11 đảm bảo đủ ý để bạn bám sát bài học dễ dàng. Đầu tiên, học sinh cần trả lời tất cả những câu hỏi trước khi đọc văn bản.
Người đọc rung động vì cảm xúc được thể hiện rất chân thật. Lặng mình trước cảnh thiên nhiên trầm lắng, rộng lớn, không có bóng người, tâm trạng cô đơn khiến nhiều người đồng cảm.
Cách trả lời khác: Người đọc có thể rung động vì tài năng của thi sĩ và nội dung tư tưởng của bài thơ.
Cảnh trời đất mênh mông vào buổi chiều tà khiến nỗi nhớ quê hương tăng lên. Nhất là vào khoảng thời gian đất nước vẫn đang căng thẳng chống giặc, khát khao được đoàn tụ lại càng tăng lên mãnh liệt.
Một số câu thơ viết về buổi chiều tà :
“Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.”
(Bà Huyện Thanh Quan, Qua Đèo Ngang)
“Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn
Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn”
(Bà Huyện Thanh Quan, Chiều hôm nhớ nhà”
Trả lời các câu hỏi trong phần đọc văn bản khi soạn văn 12 Tràng Giang, học sinh hiểu rõ hơn về nội dung và ý nghĩa tác phẩm. Từng câu hỏi có mục đích rõ ràng, giúp làm rõ các câu, khổ thơ và ẩn ý của tác giả.
Câu thơ đề từ của tác phẩm là “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài.” có nhiều hàm ý, khơi gợi cảm xúc của người đọc:
Chi tiết hơn:
=> Bài thơ triển khai tập trung cảm hứng ở câu đề từ.
Câu cuối khổ 1 “Củi một cành khô lạc mấy dòng”.
Hình ảnh 1 cành củi khô lạc mấy dòng: Lạc lõng, vô định, không biết đi đâu về đâu. Sự chìm nổi, biểu tượng của thân phận con người lênh đênh lạc loài. Tâm trạng tác giả gắn liền với hình ảnh này, buồn bã, cô đơn, trong lòng nhiều tâm sự nhưng chưa có lời giải.
Khổ 2 của bài thơ nhắc đến cụm từ này, cụ thể ở câu thứ 3: “Nắng xuống, trời lên sâu chót vót”.
Đây là tính từ biểu lộ trời xanh thăm thẳm: Vừa xanh, vừa cao, khẳng định thêm sự mênh mông, bao la của khung cảnh. Trong khi đó, con người lại nhỏ bé vô cùng.
Từ láy này xuất hiện trong khổ 4, câu thơ thứ 3 “Lòng quê dợn dợn vời con nước”. Đây là từ láy hoàn toàn, nói lên nỗi canh cánh trong lòng, là nỗi nhớ trào dâng đứng trước cảnh hoàng hôn buông xuống. Trong đầu, những suy nghĩ liên tục hiện lên nhưng chưa có lời giải, giống như những con sóng nhấp nhô vô định, liên tiếp, không có hồi kết.
Khi soạn Tràng Giang kết nối tri thức 11, phần nội dung sau khi đọc giúp học sinh tổng hợp lại các kiến thức. Phần này quan trọng không kém trước và trong khi đọc văn bản, bạn nên chú ý, tập trung để có lời giải chính xác nhất.
Tràng Giang gợi không khí cổ kính cùng hình ảnh con sông dài vô tận, không gian thiên nhiên mở ra vô cùng mênh mông và rộng lớn. Từ nhan đề đã khẳng định được nội dung của tác phẩm, kết hợp với những câu thơ đầu giúp người đọc hiểu rõ hơn những điều tác giả muốn thể hiện, bởi “bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” nghĩa là nỗi lòng của tác giả trước một không gian lớn.
Các từ ngữ được dùng trong văn bản chỉ tính chất khung cảnh là:
Khung cảnh được vẽ ra trong bài thơ Tràng Giang là khung cảnh như thế nào? Đó là khung cảnh của sông nước, với những đợt sóng dài, chiếc thuyền di chuyển trên mặt sông êm ả, tĩnh lặng.
Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt.
Nhịp thơ: 4/3.
Ban đầu, hình ảnh được sử dụng là con sóng xa, sau đó là làng quê lúc chiều tà. Do đó, cách miêu tả chính là từ ngoài vào trong, xa đến gần => Gợi ở không gian bao la, rộng lớn vùng sông nước.
Khổ thơ 2 có hình ảnh tương phản:
=> Tạo không gian rộng lớn, hùng vĩ, mênh mông, con người trong khung cảnh này trở nên nhỏ bé, cô độc, buồn bã.
Ngoài ra, hai câu thơ đầu nổi bật sự đìu hiu, vắng lặng của cảnh chiều: Đứng trước không gian ấy, con người càng cô đơn và hao khát được nghe thấy âm thanh cuộc sống. Hình ảnh “chợ chiều đã vãn” khiến khung cảnh càng vắng lặng, u tịch.
Trong khi đó, hai câu thơ sau được mở ra theo nhiều chiều: cao, sâu, rộng, dài. Trong cái vũ trụ vô cùng, thăm thẳm không chỉ cảnh vắng cô liêu mà lòng người cũng như rợn ngợp bởi sự nhỏ bé lạc loài.
=> Với cách gieo vần tài tình, âm hưởng trầm bổng, Huy Cận như muốn lấy âm thanh để xóa nhòa không gian buồn tẻ hiện hữu nhưng không được. Nhà thơ cố tìm sự giao cảm với vũ trụ cao rộng nhưng tất cả đều đóng kín.
Ngôn ngữ được sử dụng khéo léo, tiêu biểu là trường hợp đảo tính từ lên đầu câu “Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng” => Đảo từ “Lặng lẽ” lên đầu để nhấn mạnh ý muốn nói (Khẳng định không gian rộng lớn và sự cô độc của con người).
Cách trả lời khác (học sinh tham khảo thêm): Ngay câu thơ đầu bài thơ không chỉ nói sông mà nói buồn, nói về một nỗi buồn bất tận, bằng hình ảnh ẩn dụ: “sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp”. Giữa con sông lớn nhưng điểm nhìn của nhà thơ lại tụ vào các con sóng nhỏ, tuy nhiều nhưng hiển hiện rồi tan, liên tiếp và muôn thuở. Con thuyền trong câu thơ này thường dùng để tượng trưng cho cuộc đời cô đơn, vô định. Ở đây, con thuyền buông mái chèo xuôi dòng (xuôi mái), nhưng thuyền và nước chỉ song song mà không gắn bó với nhau, bởi nước xuôi trăm ngả, thuyền theo ngả nào? “Thuyền” đi với “dòng” để rồi chia li với dòng. Câu cuối cùng lại tập trung cho kiếp người nhỏ nhoi, lạc lõng “củi một cành khô lạc mấy dòng”. Tác giả lưu ý đây không phải cây gỗ, thân gỗ mà chỉ là một cành “củi” lênh đênh, một mảnh rơi gãy từ thân cây.
Trong bài thơ có các thi liệu truyền thống và mục đích tác giả sử dụng gồm:
Mục đích: Tạo không khí cổ điển, thể hiện tính trang nhã trong từng câu từ. Những yếu tố này cũng giúp tác giả dễ bộc lộ được tâm tư và cảm xúc của mình.
Bài thơ giàu yếu tố tượng trưng qua những hình ảnh giản dị:
=> Các hình ảnh này nói lên vẻ đẹp quê hương đất nước. Phân tích sâu hơn, đây là tình cảm yêu quê hương, nỗi buồn lẻ loi trong không gian quá rộng lớn. Đây chính là tâm hồn của người chiến sĩ, tâm hồn luôn hướng về tổ quốc, luôn dành một tình yêu lớn lao cho đất nước.
Bài thơ giúp cảm nhận thế giới bao la và vô cùng rộng lớn, con người trở nên rất nhỏ bé. Tuy nhiên, hình ảnh con người không thể thiếu trong vũ trụ và biển vì là một phần của tạo hóa.
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) bày tỏ sự tâm đắc của bạn về một phương diện nổi bật của bài thơ Tràng giang.
Bài thơ Tràng giang ra đời vào năm 1939 khi hồn thơ Huy Cận mang nét u sầu, chất chứa nhiều điều phiền muộn, tâm tư. Hình ảnh con thuyền là hình ảnh mang nhiều nét nghĩa hơn hẳn các hình ảnh khác. Trong dân gian, con thuyền là hình ảnh người đàn ông còn trong thơ Huy Cận là kiếp người trôi nổi. “Thuyền về nước lại sầu trăm ngả” là câu thơ có nhiều cách hiểu. Thứ nhất có thể hiểu là khi thuyền về nỗi sầu của nước lại nhân lên gấp bội. Cách thứ hai chỉ rõ hơn về sự chia cắt của thuyền và nước khi đi ngược chiều nhau. Lúc thuyền về lại chốn cũ cũng là lúc nước ở lại với dòng sông cùng nỗi sầu, nhưng nỗi sầu này không chỉ đi theo nước một nơi mà là nhiều chốn khác nhau. Phép đối đã được sử dụng thành công để nói về cách nói này.
Xem thêm:
Soạn văn 12 Tràng Giang giúp học sinh tiếp cận tốt hơn nội dung cơ bản trong tác phẩm. Lần lượt trả lời câu hỏi được đưa ra trong sách giáo khoa sẽ giúp bạn chuẩn bị kiến thức tốt nhất.
Câu hỏi: Theo bạn, khi đứng trước cảnh trời nước mênh mông buổi hoàng hôn, con người thường dễ nảy sinh tâm trạng, nỗi niềm gì?
Trả lời: Trước cảnh trời mênh mông buổi hoàng hôn, con người chìm vào không gian yên tĩnh, nắng chiều tà chiếu nhẹ tạo cảm giác man mác buồn.
Trong phần đọc nội dung tác phẩm, có nhiều câu hỏi được đặt ra để “đào sâu” khai thác vấn đề. Qua đó, các học sinh biết được mục đích dùng từ, những ý nghĩa của các câu, đoạn thơ.
Không gian 4 chiều được hiện lên chỉ trong 1 câu thơ:
Những câu thơ thể hiện con người cô độc, lênh đênh chưa biết đi về đâu, thể hiện rõ nhất ở hình ảnh bèo trôi. Từ đó, đoạn thơ bộc lộ cảm xúc sâu lắng, những cảm xúc khó diễn tả, hy vọng một tương lai tốt đẹp hơn.
Sau khi đọc và trả lời những câu hỏi trước và trong khi đọc văn bản, có lẽ bạn cũng hiểu được phần nào ý nghĩa tác phẩm. Tổng hợp lại những thông tin ở phần sau khi đọc giúp hiểu rõ hơn bài thơ, từ đó có thể phân tích dễ dàng.
Bài thơ có nội dung bao quát là vẽ bức tranh thiên nhiên rộng lớn và nói lên tình yêu quê hương đất nước. Với 2 vấn đề, tác giả đã chia bố cục cho 4 khổ:
Nhan đề dùng vần “ang” khéo léo, vừa giúp tác giả củng cố truyền tải nội dung, vừa giúp người đọc tiếp nhận thông tin dễ dàng. Từ “Tràng Giang” toát lên hình ảnh sông nước rộng lớn bất tận, mênh mông như nỗi phiền muộn của tác giả.
Lời đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” thể hiện rõ tâm trạng, nỗi lòng tác giả trước khoảng không quá lớn. Phép nhân hóa giữa trời rộng và sông dài qua từ “Nhớ” cũng thể hiện được nỗi nhớ của chính nhà thơ.
Chỉ với nhan đề ngắn gọn và câu đề từ, toàn bộ nội dung tác phẩm đã phần nào được gợi mở.
Vần tự do, nhịp 4/3, cách dùng từ sáng tạo đã giúp tác giả có thể bộc lộ rõ cảm xúc của mình. Song song đó, ông cũng có cơ hội tả lại bức tranh thiên nhiên đẹp của đất nước.
Hình ảnh tương phản nêu bật tâm trạng cô đơn, cảm thấy lạc lõng trước khung cảnh thiên nhiên rộng lớn. Đây có thể cũng là suy nghĩ của tác giả khi không biết làm gì giữa cuộc đời, cảm thấy bản thân quá nhỏ bé.
Chủ đề của bài thơ là nói lên cảm xúc cô đơn trước hình ảnh dòng sông mênh mông. Song song đá là tâm hồn nhạy cảm, tình yêu nước sâu sắc.
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là nỗi buồn man mác, tâm trạng sâu lắng của cái tôi trước vũ trụ. Tác giả dùng cách tả thực, thoát khỏi những quy tắc truyền thống, tạo phong cách trữ tình mới mẻ.
Trả lời câu a:
Xem lại phần dịch nghĩa của Hoàng Hạc Lâu:
Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,
Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu.
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
Bạch vân thiên tải không du du.
Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ,
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu.
Nhật mộ hương quan hà xứ thị?
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
So sánh hai bài thơ cho thấy điểm tương đồng và khác biệt:
Tương đồng | Câu thơ ““Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai” và “Yên ba giang thượng sử nhân sầu.” đều nói về khói sóng hoàng hôn, nói lên nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương. |
Khác biệt | Thơ của Huy Cận viết theo kiểu thơ mới, thơ hiện đại (Thể hiện cái tôi, mang đến cung bậc cảm xúc đa chiều không cần mượn cảnh). Thôi Hiệu viết thơ theo dạng cổ điển (Tả cảnh ngụ tình). |
Trả lời câu b:
Bài thơ Tràng Giang của Huy Cận viết theo thể 7 chữ, đề tài nói lên nỗi buồn cô đơn và tình yêu nước sâu sắc trước cảnh nước mất nhà tan.
Thơ Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu viết theo thể Thất ngôn bát cú Đường luật, nói lên sự hoài niệm và nỗi nhớ quê hương da diết.
Tràng Giang được sáng tác theo phong cách lãng mạn. Dấu hiệu chính là cảm nhận khung cảnh êm đềm của sông nước, trước không gian bao la, rộng lớn mà cảm thấy mình bé nhỏ, bơ rồi buồn bã. Đây là cách thể hiện tâm trạng cái tôi đầy lãng mạn.
Qua bài thơ Tràng Giang tác giả muốn gửi gắm điều gì?
Tùy vào cảm nhận của từng người sẽ có câu trả lời khác nhau, tuy nhiên, nhìn chung bài thơ nói về tâm trạng nhớ quê hương và thể hiện lòng yêu nước sâu sắc.
Xem thêm:
Soạn bài Tràng Giang giúp học sinh giải đáp tất cả những câu hỏi được đặt ra. Qua đó, cách hiểu của bạn về tác phẩm có chiều sâu hơn, giúp có sự chuẩn bị tốt nhất cho bài thơ.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng là nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực vi sinh vật học (wiki), với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho giáo dục và nghiên cứu. Ông là con trai Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, thuộc gia đình nổi tiếng hiếu học. Giáo sư giữ nhiều vai trò quan trọng như Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội và đã được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 2010.
Slogan Vietcombank là “Together for the future” tạm dịch là “Chung niềm tin vững tương…
Là một trong số ít các đơn vị sản xuất clo lỏng ở Việt Nam.…
Slogan quán nhậu hay cho quán ăn, nhà hàng của bạn nhân dịp khai trương…
Cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân được đánh giá là…
Hiện tại, mọi người đang ngày càng sáng lập được hữu hạn tài nguyên thiên…
This website uses cookies.