Xuân tóc đỏ cứu quốc là đoạn trích thú vị với nhiều tình tiết bi hài. Với ngòi bút sắc bén, Vũ Trọng Phụng đã lột tả bộ mặt tha hóa, biến chất của “phong trào Âu hóa” trong giai đoạn bấy giờ. Tìm hiểu tác giả tác phẩm lớp 12 – Xuân tóc đỏ.
Tham khảo những thông tin cơ bản Thepoetmagazine tổng hợp về đoạn trích Xuân tóc đỏ cứu quốc Kết nối tri thức lớp 12 để có cái nhìn tổng quan hơn về tác phẩm kinh điển này.
Xuân Tóc đỏ cứu quốc tác giả là Vũ Trọng Phụng. Ông sinh năm 1912 tại một gia đình nghèo tại Hà Nội.
Ông được mệnh danh là “ông vua phóng sự đất Bắc” với ngòi bút sắc sảo theo chủ nghĩa hiện thực phê phán. Vũ Trọng Phụng để lại khối tác phẩm đồ sộ với nhiều tiểu thuyết nổi tiếng như Làm Đĩ, Số Đỏ, Trúng số độc đắc, Người tù được tha,…
Số đỏ được ra đời vào khoảng năm 1936, giai đoạn các hoạt động đấu tranh dân chủ đang diễn ra mạnh mẽ. Dưới sự nới lỏng tạm thời của chính quyền thực dân, Vũ Trọng Phụng được đà xông lên, vạch trần mạnh mẽ sự thối nát, bịp bợm của phong trào Âu hóa vào những năm 30 của thế kỷ XX.
Xuân Tóc đỏ cứu quốc là một đoạn trích nửa đầu chương XX trong tác phẩm Số Đỏ. Đây là một tiểu thuyết nổi tiếng, được lần đầu in thành sách vào năm 1938.
Để soạn bài Xuân tóc đỏ cứu quốc hiệu quả, nắm bắt bố cục là điều cần thiết. Dựa vào diễn biến, đoạn trích có thể chia thành 3 phần:
Xuân tóc đỏ cứu quốc là đoạn trích ấn tượng trong tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng. Thông qua việc miêu tả một trận đấu quần vợt với nhiều tình huống bi hài, tác giả phơi bày những mặt trái lố lăng trong giai đoạn bấy giờ. Một xã hội bịp bợm, thối nát nhưng được che mờ mắt bởi những lời ca tụng, biểu dương thiển cận.
Phương pháp biểu đạt chính được tác giả ưu ái sử dụng là tự sự, miêu tả và biểu cảm. Nhờ cách sử dụng linh hoạt, bạn đọc có thể dễ dàng hình dung được khung cảnh hỗn loạn tới những sắc thái của từng nhân vật.
Tác dụng vận dụng nhiều từ nói mỉa và nghịch ngữ nhằm tạo ra tiếng cười trào phúng. Biện pháp ẩn dụ cũng được Vũ Trọng Phụng sử dụng như một công cụ hữu ích giúp tăng hiệu quả phê phán cho tác phẩm.
Ngôi kể thứ ba được sử dụng chủ yếu trong đoạn trích Xuân tóc đỏ cứu quốc. Tác giả dễ dàng mang đến người đọc góc nhìn chân thực và toàn diện, cho phép tiếp cận dưới nhiều góc độ phê phán hơn.
Xuân tóc đỏ: Nhân vật trung tâm tác phẩm với con đường thăng tiến chủ yếu do cơ may. Có những điều chính hắn cũng không ngờ tới. Do bản tính nhanh nhẹn, láu cá hắn có chỗ đứng trong gia đình ông bà Văn Mình. Từ một tay nhặt banh ở sân quần, gã thổi loa kèn quảng cáo thuốc lậu trở thành sinh viên trường thuốc, một quan đốc – tờ Xuân.
Cứu quốc: Hành động lớn lao, cao cả gắn liền với trang nam nhi yêu nước, có lý tưởng sống cao đẹp, có hoài bão lớn lao và khát vọng cống hiến, hy sinh.
Nhà văn Vũ Trọng Phụng đặt từ “cứu quốc” bên cạnh “Xuân tóc đỏ” thể hiện sự nghịch lý. Cách đặt tên vừa gợi sự tò mò về hành động “cứu quốc” cao cả của Xuân tóc đỏ đồng thời cũng thể hiện mỉa mai, châm biếm của tác giả với xã hội thực dân lúc bấy giờ.
Đoạn trích Xuân tóc đỏ cứu quốc tường thuật lại một giải đấu quần vợt đầy bất ổn giữa đại diện nước nhà là Xuân tóc đỏ và quán quân quần vợt nước Xiêm La. Với những mánh khóe của mình, Xuân đã đạt được “thành tích” để thua nhằm thực hiện “sứ mệnh” cao cả là giữ gìn mối quan hệ hữu nghị giữa hai quốc gia. Thông qua thủ pháp nghệ thuật trào phúng, tác giả phơi bày mặt lố lăng của xã hội tha hóa, suy đồi. Nơi mà con người bị che mắt, những kẻ đạo đức giả, lưu manh được tung hô như một vị vĩ nhân trong lịch sử.
Xuân tóc đỏ cứu quốc tái hiện xã hội Việt Nam thời kỳ Thực dân nửa Phong kiến suy đồi. Câu chuyện lấy bối cảnh vào những năm 30 của thế kỷ XX, khi mà phong trào Âu hóa đang rầm rộ tại miền Bắc nước ta.
Nhân sự kiện vua Xiêm sang thăm, một giải đấu quần vợt được tổ chức nhằm siết chặt mối quan hệ hai nước. Trước biến mất của Hải và Thụ – hai quán quân cũ, Xuân tóc đỏ được đề cử ra sân nhằm cứu vãn tình hình trận đấu.
Xuân tóc đỏ không phải là một nhân vật có thật. Với thủ pháp phóng đại và trào phúng, hình ảnh Xuân Tóc đỏ được nhà văn Vũ Trọng Phụng khắc hỏa nhằm tô đậm sự lố bịch của đời sống xã hội tư bản thành thị.
Theo dõi sơ đồ tư duy dưới đây để hình dung đầy đủ và chi tiết về đoạn trích Xuân tóc đỏ cứu quốc.
Dưới đây là tóm tắt Xuân tóc đỏ cứu quốc một cách ngắn gọn và đầy đủ nhất giúp bạn nắm bắt được toàn nội dung của đoạn trích:
Nhằm thắt chặt mối quan hệ giữa Bắc kỳ và nước Xiêm, một mùa giải quần vợt đã được phát động. Xuân tóc đỏ quyết định đăng ký tham gia và giành được vé vào vòng trong nhờ sử dụng nhiều mánh khóe.
Nhân cơ hội biến mất của hai quán quân mùa giải trước là Hải và Thụ, Xuân Tóc đỏ có cơ hội ra sân tỉ thí với quán quân Xiêm La. Sau vài lần ghi điểm lấn áp đối thủ, Xuân Tóc đỏ vô tình đẩy hai đất nước đến nguy cơ bùng nổ chiến tranh.
Đứng trước làn sóng đả đảo của khán giả, Xuân và ông bầu Văn Minh nhanh chóng dùng biện xảo để xoay ngược tình thế. Với thành tích để thua đội Xiêm, Xuân tóc đỏ được tung hô như một vị anh hùng cứu quốc.
Bạn có thể tóm tắt đoạn trích theo sơ đồ tư duy. Các hình ảnh minh họa sống động sẽ giúp quý trình ghi nhớ đạt được kết quả tích cực hơn.
Để soạn Xuân tóc đỏ cứu quốc, bạn cần tìm hiểu đoạn trích dưới nhiều góc độ khác nhau. Từ nội dung đến những cách thức sử dụng ngôn từ đều góp phần mang đến giá trị nổi bật của tác phẩm.
Trước khi đọc đoạn trích, một số câu hỏi được đưa ra nhằm giúp bạn đọc có định hướng nhất định trước khi tìm hiểu cụ thể nội dung của tác phẩm. Dưới đây là hướng dẫn tìm hiểu các câu hỏi tại trang 11 sách giáo khoa Ngữ Văn 12 tập 1.
Một trong những nhân vật văn học có cái tên gây tò mò không thể không nhắc tới Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao.
Cách đặt tên đặc biệt này không phải là sự ngẫu nhiên mà chúng chứa đựng nhiều dụng ý của tác giả:
Thủ pháp trào phúng là một thủ pháp nghệ thuật phản ánh sự vật, hiện tượng thông qua cách dùng từ hóm hỉnh, hài hước nhưng mang ý nghĩa châm biếm, mỉa mai sâu cay.
Đối tượng trào phúng là những khía cạnh không trọn vẹn, hoàn hảo của con người và cuộc sống.
Giọng điệu trào phúng được sử dụng phổ biến nhất có thể kể đến như:
Tham khảo những lời giải đáp cho phần câu hỏi tại trang 11 Sách giáo Khoa Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức.
Tác giả giới thiệu không gian, địa điểm một cách trực tiếp với sự hỗn loạn của dòng người tấp nập xô đẩy mua vé để chứng kiến giải đấu chấn động lịch sử nước nhà. Ngôi kể thứ ba giúp Vũ Trọng Phụng trần thuật một cách bao quát với những hình ảnh nghịch lý, kích thích sự hứng thú và tò mò cho người đọc.
Câu văn ấn tượng về Xuân tóc đỏ có thể kể đến như:
“Ngay trong lúc dầu sôi lửa bỏng ấy thì vẫn còn một nhân vật tên Xuân, anh ta được xuất hiện trong lời giới thiệu của cô Tuyết: “kêu rằng cái phần danh dự của gia đình cũng còn có cơ cứu chữa được, vì mọi người còn hi vọng vào Xuân”
=> Hình ảnh Xuân tóc đỏ được giới thiệu gián tiếp thông qua lời kể của nhân vật cô Tuyết. Trong lời miêu tả, có thể thấy Xuân trong mắt mọi người hiện lên với sự giỏi giang, được mọi người tin tưởng tuyệt đối và là niềm hy vọng lớn lao cho cả gia đình.
Chân dung các nhân vật được miêu tả bằng giọng điệu trào phúng và hài hước.
Cuộc bài binh bố trận được nhà nước thuộc địa triển khai với những diễn biến gồm:
=> Sự sắp đặt được lên kế hoạch sẵn nhằm nhường nhịn, tôn kính của nước thuộc địa với một nước lớn.
Tác giả sử dụng những từ miêu tả cảm xúc mạnh như “lộ ra mặt rồng tất cả sự thịnh nộ của vị thiên từ thế Thiên hành đạo”, “băn khoăn”, “lôi thôi’, “lợi hại”,.. và hành động dứt khoát “lôi trong túi áo ra bản đồ Ấn Độ Chi Na”,… để miêu tả vua Xiêm. Cách cường điệu hóa giúp tái hiệu cơn tức giận cao độ, ám chỉ tình hình căng thẳng và nguy cơ bùng nổ mâu thuẫn về chính trị.
=> Tác giả sử dụng ngôn ngữ mang đầy sự châm biếm, mỉa mai tư duy thiển cận và cách ứng phó hèn nhát của quan chức lúc bấy giờ.
Nhịp điệu trần thuật trong đoạn này nhanh và gấp gáp hơn. Qua đó, thể hiện không khí căng thẳng, kịch tính và sợ hãi trước sự đe dọa của quân Xiêm La.
Có thể liên tưởng đến một số sự kiện thể thao hay văn hóa như sau:
Xuân xung bản thân là “ta” và gọi quần chúng là “mi”, “quần chúng nông nổi” => Cách xưng hô trịch thượng, tư kiêu như một kẻ bề trên nói chuyện với bề dưới.
Những ghi chú trong ngoặc đơn nhằm nhấn mạnh hành động của từng đối tượng đang được miêu tả. Qua đó, người đọc cảm nhận được những suy nghĩ, tâm trạng và cảm xúc của từng nhân vật.
Phản ứng của đám đông có thể thể hiện ngắn gọn qua các từ ngữ như đồng tình, ngưỡng mộ và hân hoan.
Dưới đây là gợi ý trả lời cho những câu hỏi tại trang 18 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 Kết nối tri thức.
Tác giả sử dụng ngôi kể thứ ba trong xuyên suốt đoạn trích. Đây là một dụng ý của tác giả nhằm:
Tình huống ấn tượng đóng vai trò bước ngoặt cho toàn bộ sự kiện là:
“Sau khi nghe ông Văn Minh nói “Thua đi! Nhường đi! Được thì chết! Chiến tranh!”, “Xuân lốp một cái sang bên địch, lại bắn bổng lên không khí rồi rơi vào hàng rào găng!”. Kết quả thảm khốc 7 – 9 ấy làm cho mấy nghìn con người la ó rầm rĩ để tỏ sự thất vọng công cộng”
Phân tích:
Xuân tóc đỏ trèo lên nóc xe ô tô, “hùng biện” thành thạo với thái độ của một kẻ bề trên. Xuân tự xưng là “ta” và gọi người dân là “công chúng”, “mi” đầy trịch thượng.
Hắn tự cho hành động của mình là “xả thân cứu nước” và liên miệng từ chối danh vọng để tỏ ra là một người cao thượng. Công chúng đều tỏ ra sự ngưỡng mộ và tán dương hành động của hắn.
Tác giả sử dụng nhiều ngoặc đơn để chú thích hành động, cử chỉ của nhân vật, nhằm nhấn mạnh thái độ của Xuân. Từ đó, tạo ra sự hài hước và nghịch lý trong hành động và suy nghĩ, tạo nên sự châm biếm, mỉa mai đầy hài hước và thú vị.
Sự tương đồng: Ngôn ngữ sử dụng mộc mạc và gần gũi. Cách diễn đạt trực tiếp và rõ ràng, dễ dàng truyền tải thông điệp đến người đọc.
Sự khác biệt:
Các câu văn sử dụng biện pháp nói mỉa:
Các câu văn sử dụng biện pháp nghịch ngữ:
Vũ Trọng Phụng là một trong những nhà văn hiện thực, dũng cảm mổ xẻ và phơi bày thực trạng của xã hội tư bản thối nát. Nhà văn nhìn thẳng vào đời thực với thái độ quyết liệt nhất.
Thủ pháp được Vũ Trọng Phụng thường xuyên sử dụng để tăng cường khả năng bao quát hiện thực cho các trang viết của mình là cường điệu, nói mỉa, nghịch ngữ và sử dụng giọng văn trào phúng.
Cả xã hội trong trạng thái bị điều hướng, dắt mũi bởi những tiêu chuẩn kệch cỡm. Con người dưỡng như mất đi lý trí không thể phân biệt phải trái đúng sai. Môi trường tạo điều kiện thuận lợi cho những kẻ xảo trá,ranh ma như Xuân tóc đỏ lộng hành. Một kẻ vô học, bịp bợm nhưng trong xã hội Á – Âu xáo trộn, hắn lại được ca tụng, biểu dương như một vĩ nhân.
Hướng dẫn phân tích nhân vật Xuân Tóc đỏ trong Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng thông quan đoạn trích “Xuân tóc đỏ cứu quốc”. Đây là đoạn văn mang đậm tính trào phúng xã hội bấy giờ.
Dàn bài chi tiết:
Mở bài: Giới thiệu sơ lược về đoạn trích Xuân tóc đỏ cứu quốc và tác giả Vũ Trọng Phụng.
Thân bài:
Tóm tắt sơ lược bối cảnh diễn ra trận đấu và khả năng tương kế tựu kế của Xuân tóc đỏ trước nguy cơ chiến thắng quán quân nước Xiêm.
Hắn sử dụng nghệ thuật diễn thuyết thành thạo, nghệ thuật này đã thuyết phục và làm thay đổi mạnh mẽ quan điểm của công chúng như đánh vào tâm lí cứu quốc “Hỡi công chúng! Mi chưa hiểu rõ những lẽ cực kì to tát nó khiến ta phải nhường cho nhà vô địch Xiêm La”. Anh ta đề cập đến những hậu quả của một xung đột Việt – Xiêm và nhấn mạnh rằng cuộc chiến sẽ kéo theo nạn đói và thảm họa cho nhân loại.
Xuân Tóc Đỏ sử dụng những ngôn từ mạnh mẽ để tạo ra ấn tượng mạnh mẽ như xưng “ta”, gọi “Mi”, tự nhận mình là “người xả thân cứu nước”…
Xuân Tóc Đỏ tỏ ra có lòng hy sinh cao thượng khi từ chối danh vọng cá nhân để đóng góp vào việc tiến bộ của tổ quốc và duy trì hoà bình thế giới. Điều này tạo ra hình ảnh anh ta như một nhà lãnh đạo tận tụy và có tầm quan trọng. “Mi đã biết đâu cáu lòng hi sinh cao thượng vô cùng..”, “điểm cốt yếu của người xả thân cứu nước không phải chỉ nghĩ đến mình…”.
→ Công chúng đáp lại bằng sự cảm phục và hoan hô. Điều này thể hiện khả năng thuyết phục của Xuân Tóc Đỏ và tác động tích cực của ý kiến và hành động của anh ta lên người nghe.
Những ghi chú được đặt trong ngoặc đơn của người kể chuyện gợi cho ta liên tưởng đến thể loại văn học có đặc điểm hình thức tương tự đó là kịch.
Kết bài: Khái quát lại nội dung và biện pháp tu từ mà tác giả đã sử dụng trong đoạn trích. Đưa ra cảm nhận cá nhân về bối cảnh xã hội bị che mắt lúc bấy giờ.
Trước những tình thế ngặt nghèo, kết quả của tình huống trong trích đoạn Xuân tóc đỏ cứu quốc có một pha lật ngược đầy bất ngờ. Từ đó, hình ảnh Xuân tóc đỏ với tính cách láu cá, gian xảo ngày càng được khắc họa nổi bật.
Với những mánh khóe, Xuân nhanh chóng tiến sâu vào vòng trong và trở thành đối thủ tranh tài của quán quân quần vợt nước Xiêm. Trận đấu được diễn ra tại Sân quần Rollandes Vareau với khung cảnh hỗn loạn.
Một vài người “phẫn uất và chết một cách rất thể thao” phải dùng thuốc phiện để lãng quên đi sự tiếc nuối khi không thể mua được vé. Tác giả thể hiện thái độ đầy mỉa mai trước phản ứng thái quá của một bộ phận người hâm mộ.
Trận đấu được đẩy lên cao trào với cơn thịnh nộ của vua Xiên trước nguy cơ chiến thắng của Xuân Tóc đỏ. Sử dụng những từ ngữ thể hiện cảm xúc mạnh mẽ giúp khắc họa rõ nét tình hình căng thẳng và sự phức tạp của nền chính trị lúc bấy giờ.
Để cứu vãn tình hình, quan chức đã nhanh chóng bỏ khán đài, tìm ông bầu Văn Minh để thương lượng nhường thắng nhằm “tránh cho bách tính lương dân cái nạn núi xương, sông máu”. Cuộc đối thoại mang màu sắc khôi hài làm nổi bật lối suy nghĩ hèn nhát, thiển cận của một số quan chức bấy giờ.
Với cách tương kế tựu kế của Xuân tóc đỏ, hắn la ó ầm í nhằm tỏ ra sự thất vọng tràn trề khi để tuột mất chiến thắng. Xuân nhanh chóng trở thành biểu tượng hòa bình và tình hữu nghị hai quốc gia.
Với bài hùng biện đầy ngạo nghễ trước công chúng, với cách xưng hô ta – mi, hỡi công chúng,.. Với nghệ thuật diễn thuyết thành thạo, Xuân thành công trong việc đánh tráo khái niệm, dùng những giá trị thiêng liêng để gán ghép cho hành động của mình.
Đồng thời, cách tỏ ra cao thượng khi liên tục từ chối danh vọng của Xuân đối nghịch với những ham muốn của hắn tạo ra sự kịch cỡn và hài hước. Một tấn bi hài trong xã hội đều được phản ánh một cách thú vị, vạch trần bản chất xã hội phô trương, thối nát thời điểm bấy giờ.
Xem thêm:
Trích đoạn Xuân tóc đỏ cứu quốc là tiếng cười trào phúng đặc sắc với nhiều tình tiết thú vị và châm biếm. Hài hước nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc, Vũ Trọng Phụng đã khéo léo bóc trần những mặt xấu xa của xã hội vào những năm 30 của thế kỷ XX.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng là nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực vi sinh vật học (wiki), với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho giáo dục và nghiên cứu. Ông là con trai Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, thuộc gia đình nổi tiếng hiếu học. Giáo sư giữ nhiều vai trò quan trọng như Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội và đã được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 2010.
Axit HCl (axit clohydric) được sử dụng để loại bỏ các lớp rỉ sét để…
https://www.thepoetmagazine.org/ra-nhap-hay-gia-nhap-dung-chinh-ta/
2-4 phút ở nhiệt độ phòng. 3. Rửa trong nước lạnh, nước cất hoặc ion…
Hướng dẫn soạn bài Người thầy đầu tiên chi tiết từ THE POET Magazine (https://www.thepoetmagazine.org/)…
Thị trường Soda Caustic - Global Clo đã đạt 58 tỷ đô la Mỹ vào…
Soạn bài Tiếng thu chi tiết giúp học sinh có sự chuẩn bị trước khi…
This website uses cookies.