Soạn bài Thị mầu lên chùa chi tiết giúp học sinh trả lời các câu hỏi trong Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo Tập 1. Văn bản từ trang 112 đến 117 và các câu hỏi trước, sau khi đọc.
Nội dung đầu tiên khi soạn bài Thị mầu lên chùa ngắn nhất đó là trả lời những câu hỏi trước khi đọc văn bản. Câu trả lời soạn văn 10 chi tiết như sau:
Em đã từng nghe thành ngữ “Oan Thị Kính” qua những tình huống giao tiếp, câu chuyện thực tế trong cuộc sống và sách vở. Ý nghĩa của thành ngữ này muốn nói về những việc oan ức bản thân phải chịu nhưng lại không thể thanh minh, giống như sự oan ức mà Thị Kính phải chịu.
Hình ảnh có một người phụ nữ mặc áo tứ thân rực rỡ, miệng cười tươi, mắt lúng liếng là Thị Mầu. Người còn lại mặc quần áo nâu, thái độ nghiêm túc, tay chắp trước ngực là Thị Kính. Thị Kính đang cầm chổi quét sân, Thị Mầu tay cũng đang cầm chổi thể hiện thái độ mê hoặc đối phương. Khung cảnh diễn ra trong sân chùa.
Qua hình ảnh có thể dự đoán, Thị Kính là người nhà chùa, nghiêm túc, không có tư tình. Còn Thị Mầu thì ngược lại, tính cách lẳng lơ, thái độ đưa đẩy câu dẫn. Hai người được khắc họa với nét tính cách trái ngược nhau qua cả hành động lẫn trang phục.
Soạn văn 10 Thị mầu lên chùa trong khi đọc văn bản với các câu hỏi sau:
Nhân vật có nhiều lời thoại nhất trong đoạn trích Thị Mầu lên chùa là Thị Mầu.
Nhân vật Thị Mầu: Nói nhiều, không e dè kiêng nể, luôn tìm cách đong đưa đối phương
Nhân vật Thị Kính: Kiệm lời, không muốn tiếp chuyện Thị Mầu, luôn tránh né đụng chạm và tỏ ra khó chịu.
Những từ ngữ miêu tả Kính Tâm như: “Đẹp như sao băng”, “Cổ cao ba ngấn, lông mày nét ngang”
Thông qua từ ngữ nhân vật thể hiện có thể thấy Thị Mầu có tính cách lẳng lơ, không nghiêm túc, thích chọc ghẹo.
Một số từ ngữ thể hiện quan niệm về tình yêu của Thị Mầu như: “Thầy như táo rụng sân đình/ Em như gái rở đi tìm của chua”, “Phải duyên thời lấy, chớ nghe họ hàng”, “quyết đợi chờ lấy nhau” “nắm tận tay”…
Những từ ngữ, hình ảnh này cho thấy Thị Mầu có quan niệm vượt qua khuôn phép thời bấy giờ về tình yêu. Đối với cô, yêu là đến với nhau, không quan tâm đến họ hàng làng xóm dị nghị. Thị Màu mạnh mẽ, đi tìm tình yêu của đời mình và có thái độ chủ động.
Soạn bài Thị mầu lên chùa chi tiết sau khi đọc với các câu hỏi cụ thể:
Nhân vật | Đối thoại | Độc thoại | Bàng thoại |
Thị Mầu | – Chị em lên chùa từ bao giờ nhỷ? – Đây rồi nhé | – Phải gió ở đâu! Chạy từ bao giờ rồi! – À kinh mỏ của chú tiểu còn đó, thế nào cũng phải ra đây | – Lẳng lơ đây cũng chẳng mòn |
Thị Kính | – Cô cho biết tên để tôi còn vào lòng sớ – Cô buông ra để tôi quyét chùa kẻo sư phụ người quở chết. | – A di đà Phật Một nén cũng biên Một đồng cũng kể | – Ngẫm oan trái nhiều phen muốn khóc… mình cũng chỉ là… |
Tiếng đế (người xem) | – Mầu ơi nhà mày có mấy chị em? Có ai như mày không? – Mười tư, rằm! – Sao lẳng lơ thế, cô Mầu ơi |
Từ ngôn ngữ, giọng điệu của những lời thoại trên, bạn nhận xét như thế nào về tính cách của hai nhân vật Thị Mầu và Thị Kính?
Từ ngôn ngữ được thể hiện trong đoạn trích, có thể nhận xét:
Tươi vui háo hức: Ai muốn ăn oản thì năng lên chùa/ Tôi lên chùa thấy tiểu mười ba/ Thấy sư mười bốn, vãi già mười lăm. |
⇓
Phấn khởi rung động: Thị Mầu con gái phú ông/ Tuổi vừa đôi tám, chưa chồng đấy thầy tiểu ơi/ Người đâu mà đẹp như sao băng thế nhỷ |
⇓
Kiên quyết với mục tiêu: Tri âm chẳng tỏ tri âm/ Để tôi thương vụng nhớ thầm sầu riêng/ Đôi ta chỉ quyết đợi chờ lấy nhau |
Quan niệm của Thị Mầu về tình yêu đó là:
Tiếng đế thể hiện đánh giá của xã hội về nhân vật Thị Mầu. Tiếng đế thể hiện rõ ràng quan điểm qua các câu từ như “Dơ lắm! Mầu ơi!”, “Sao lẳng lơ thế, cô Mầu ơi!” chính là chê trách sự lẳng lơ, chủ động, không có khuôn khổ phép tắc, lễ giáo của nhân vật.
Xét tại thời điểm xảy ra sự việc, đây là quan điểm phù hợp. Người phụ nữ thời bấy giờ cần đoan chính nghiêm trang, không ăn to nói lớn, không buông lời lẳng lơ mà nề nếp lễ giáo. Tuy nhiên, quan niệm mỗi thời một thay đổi. Ở hiện tại, không thiếu những người phụ nữ chủ động như Thị Mầu và điều đó hoàn toàn bình thường.
Ứng xử của Thị Kính thể hiện quan điểm: Phụ nữ phải có lễ giáo khuôn phép, tránh xa những lời chọc ghẹo ong bướm lả lơi, luôn đoan trang đúng mực. Quan điểm này hiện vẫn còn giá trị và đúng đắn trong xã hội hiện đại khi xuất hiện tại nhiều gia đình luôn hướng về vẻ đẹp truyền thống.
Những dấu hiệu cho thấy Thị Mầu lên chùa là văn bản chèo là:
Sau khi đọc hiểu Thị mầu lên chùa, nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc với em là Thị Mầu. Mặc dù không thể hiện đúng quy chuẩn của người phụ nữ truyền thống nhưng lại có sự mạnh mẽ, phóng khoáng, chủ động, nhiều nét tương đồng với phụ nữ hiện đại mặc dù có hơi lẳng lơ đưa đẩy. Đây là điểm mới lạ của nhân vật mang đến cái nhìn độc đáo, đa chiều và phát triển.
Mẫu soạn bài Thị mầu lên chùa từ The POET trả lời đầy đủ các câu hỏi trong sách giao khoa ngắn gọn và chi tiết nhất. Qua bài soạn, hy vọng học sinh có thể hoàn thành tốt tiết học và tự đưa ra cảm nhận của mình về các nhân vật được khắc họa.
XEM THÊM:
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng là nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực vi sinh vật học (wiki), với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho giáo dục và nghiên cứu. Ông là con trai Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, thuộc gia đình nổi tiếng hiếu học. Giáo sư giữ nhiều vai trò quan trọng như Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội và đã được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 2010.
“Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc” là câu…
Khoản 1, Điều 13 của Nghị định 113/2017/ND-CP quy định các trường hợp được miễn…
Thông tin liên hệ The POET magazine – Website tổng hợp thơ, truyện, câu nói…
TCVN 10417: 2014 hoàn toàn tương đương với ISO 1552: 1976. ISO 1552: 1976 đã…
Xác định hàm lượng clo của thể tích trong các sản phẩm dễ bay hơi…
Trêu hay chêu là từ dùng để diễn tả sự đùa vợt của ai đó,…
This website uses cookies.