Soạn bài Cô Tô (Nguyễn Tuân) và trả lời đầy đủ các câu hỏi trong sách giáo khoa. Hướng dẫn soạn bài sẽ được đăng tải chi tiết tại The POET Magazine.
Hướng dẫn học sinh thực hiện các yêu cầu trước khi đọc văn bản.
Những nơi em đã đến tham quan là các địa danh nổi tiếng, thắng cảnh, di tích lịch sử… Ví dụ: Lăng Bác, Nhà sàn Bác Hồ, Vịnh Hạ Long, Thánh địa Mỹ Sơn, Đà Lạt, Bảo tàng Nghệ thuật Chăm, Phố cổ Hội An, Cố đô Huế…
Chia sẻ một điều em quan sát, cảm nhận được từ những chuyến đi đó (Các em hãy đọc lại bài viết Kể về một trải nghiệm của bản thân, đã viết ở Bài 3 – Yêu thương và chia sẻ).
Giới thiệu về Cô Tô:
Huyện Cô Tô bao gồm thị trấn Cô Tô và các xã: Thanh Lâm, Đồng Tiến. Nằm trong vịnh Bắc Bộ.
Cô Tô là quần đảo gồm khoảng 50 đảo nằm ở phía đông của tỉnh Quảng Nong với diện tích 46,2 km2. Huyện đảo Cô Tô hiện có 1.500 hộ dân, với gần 6.000 nhân khẩu. Nơi này có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng – an ninh, là nơi duy nhất được Bác Hồ đồng ý cho dựng tượng của mình khi Người ra thăm đảo vào ngày 09 tháng 5 năm 1961.
Huyện Cô Tô là một huyện đảo, bao gồm hơn 30 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có ba đảo lớn nhất là Cô Tô, Thanh Lân và đảo Trần. Nhiều đảo đất, cây cối rậm rì như: đảo Cá Chép, Chuột Con, Bát Hương, Hòn Ngựa…
Cách thành phố Hạ Long khoảng 150 km và cách đất liền khoảng 80 km. Huyện đẩo Cô Tô có vị trí quan trọng về an ninh và quốc phòng. Huyện có trên 200 km đường biên giới trên biển.
Mô hình kinh tế huyện đảo Cô Tô là nông – lâm – ngư nghiệp. Nghề chính của người dân trên đảo là đánh bắt cá và chế biến hải sản. Sản lượng đánh bắt hải sản của huyện đảo Cô Tô tăng hàng năm, có nhiều loài ngon và quý. Ngoài ra, huyện còn sản xuất nông nghiệp với diện tích đất khoảng trên 1000 ha. Đảo Thanh Lân có cam là cây đặc sản, vào mùa cam chín đi tới đâu cũng thấy một màu vàng lộng lẫy. Đất lâm nghiệp với diện tích khoảng trên 2100 ha.
Rừng trên đảo rất đẹp, nếu bạn muốn thực hiện chuyến (tour) du lịch sinh thái thì nơi đây quả là một điểm lý tưởng. Biển Cô Tô đẹp cả ban ngày lẫn bn đêm, lúc Mặt Trời mọc hay khi Mặt Trời lặn, có trăng hay không có trăng, biển không những đẹp khi trời yên biển lặng mà biển còn đẹp ngay cả khi bão bùng. Nơi đây có nhiều bãi tắm còn nguyên vẻ hoang sơ của một vùng chưa hề bị ô nhiễm bởi cuộc sống công nghiệp hiện đại.
Theo dõi văn bản và trả lời các câu hỏi được đặt ra.
Vì “trận địa” là khu vực địa hình bố trí lực lượng chiến đấu, từ “trận địa” khiến em hình dung được cơn bão biển rất dữ dội, mạnh mẽ, có thể gây ra những thiệt hại lớn về người và của nếu không biết chủ động phòng tránh, trú ẩn an toàn.
=> Huy động nhiều giác quan để cảm nhận, miêu tả trận bão.
Là nơi có giếng nước ngọt trên đảo Thanh Luân.
Gợi ý trả lời câu hỏi trang 123, 124 sách giáo khoa.
Qua bài kí Cô Tô, nhà văn đã đưa người đọc:
Đến thăm quần đảo Cô Tô với:
Gặp gỡ những con người trên đảo:
Qua sự gặp gỡ những con người trên đảo, Nguyễn Tuân giúp người đọc hình dung được cuộc sống của người dân trên biển với nhịp điệu của cuộc sống lao động khẩn trương, tấp nập, đông vui nhưng vô cùng thanh bình, giản dị.
Cát bắn vào mắt như một viên đạn mũi kim, gió bắn rát từng chập, chốc chốc gió ngừng trong tích tắc như để thay băng đạn, gió liên thanh quạt lia lika, song cát đánh ra khơi, bể đánh bọt sóng vào, trời đất trắng mù mù, sóng thúc lẫn nhau vào bờ âm âm rền rền, khuôn cửa kính bị gió dồn bung hết, kính bị ép vỡ tung.
Tác giả dùng các thuật ngữ quân sự để miêu tả cơn bão: vùng bão là trận địa, sức tấn công của bão là hỏa lực, cát bắn như viên đạn, gió dừng như thay băng đạn, gió thổi như liên thanh (súng máy bắn liên thanh), tiếng sóng như trống trận.
Biển sau bão hiện lên qua cách miêu tả của nhà văn:
Để nhận ra vẻ đẹp của Cô Tô, nhà văn đã quan sát cảnh thiên nhiên và hoạt động của con người trên đảo ở những thời điểm và những vị trí:
Quan sát cảnh thiên nhiên:
Quan sát hoạt động của con người:
Vị trí quan sát ở cái giếng nước ngọt trên đảo Thanh Luân, khi “mặt trời đã lên một vài con sào” (gần giữa buổi sáng) để chứng kiến và miêu tả nhịp điệu của cuộc sống lao động khẩn trương, tấp nập, đông vui, thanh bình, giản dị của người dân đảo Cô Tô.
Chỉ ra một câu văn thể hiện sự yêu mến đặc biệt của tác giả đối với Cô Tô trong đoạn văn từ Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô… đến theo mùa sóng ở đây:
HS chỉ ra câu văn trực tiếp thể hiện sự yêu mến của tác giả: Nhìn rõ cả Tô Bắc, Tô Trung, Tô Nam, mà càng thấy yêu hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây.
Chi tiết miêu tả giếng nước ngọt và hoạt động của con người quanh giếng là chi tiết quan trọng để thể hiện khung cảnh Cô Tô, bởi vì:
Kết thúc bài ký Cô Tô là suy nghĩ của tác giả về chị Châu Hòa Mãn: “Trông chị Châu Hòa Mãn địu con thấy nó yên tâm như hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành”. Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp qua ngôn ngữ điêu luyện và sự miêu tả tinh tế, hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp qua ngôn ngữ điêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc của Nguyễn Tuân. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc – quần đảo Cô Tô. Cách kết thúc này cho thấy tình cảm của tác giả với biển và những con người bình dị trên đảo là sự yêu mến đặc biệt.
Câu hỏi: Trong Cô Tô, mặt trời lúc bình minh được ví như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) chỉ ra ý nghĩa của hình ảnh so sánh đó (có thể liên hệ với cách miêu tả mặt trời lúc bình minh của các tác phẩm khác mà em biết).
Đoạn văn miêu tả cảnh Mặt Trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp và đầy chất thơ, cũng là đoạn văn miêu tả đẹp nhất của bài kí. Như một “sản phẩm quí”, vẻ đẹp của thiên nhiên như dâng sẵn, đón chờ, nhưng không phải ai cũng có thể cảm nhận được vẻ đẹp ấy một cách đầy đủ và tinh tế. Rạng đông được tác giả miêu tả trong một câu rất súc tích và giàu sức gợi cảm. Trong buổi rạng đông đó, mặt trời lúc bình minh được ví như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn là một hình ảnh so sánh thật đặc sắc, vừa rất thực mà cũng rất mơ, rất kì ảo. Mặt Trời lúc ấy dịu êm, khiến cho người ta có thể ngắm nhìn và có cảm giác vầng Mặt Trời hiền hòa phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Hình ảnh so sánh “rất mơ” rất kì ảo vì nó là kết quả của óc quan sát, nhận xét tinh tế và kết hợp với trí tưởng tượng phong phú, táo bạo của tác giả. Phải là một người có sự am hiểu về hội họa tác giả mới có thể miêu tả và so sánh như vậy. Sự so sánh tinh tế, độc đáo giúp đoạn văn giàu chất tạo hình và màu sắc khiến nó sáng rực lên, đẹp một vẻ đẹp kì ảo mà lại chân thực, xứng đáng là một trong những đoạn văn miêu tả cảnh bình minh trên biển đẹp nhất, hay nhất, đặc sắc nhất!
Tài liệu soạn bài Cô Tô đã được đăng tải đầy đủ để các em học sinh tham khảo. Trả lời chính xác các câu hỏi để có sự chuẩn bị tốt nhất cho buổi học tiếp theo.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng là nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực vi sinh vật học (wiki), với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho giáo dục và nghiên cứu. Ông là con trai Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, thuộc gia đình nổi tiếng hiếu học. Giáo sư giữ nhiều vai trò quan trọng như Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội và đã được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 2010.
Slogan Vietcombank là “Together for the future” tạm dịch là “Chung niềm tin vững tương…
Là một trong số ít các đơn vị sản xuất clo lỏng ở Việt Nam.…
Slogan quán nhậu hay cho quán ăn, nhà hàng của bạn nhân dịp khai trương…
Cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân được đánh giá là…
Hiện tại, mọi người đang ngày càng sáng lập được hữu hạn tài nguyên thiên…
This website uses cookies.