Soạn bài Bài học từ cây cau (Nguyễn Văn Học) là quá trình tìm hiểu thông điệp mà tác giả muốn truyền tải đến người đọc. Ở đó, việc trò chuyện với một “vật tĩnh” lại có thể chứa đựng rất nhiều ý nghĩa sâu sắc.
Có bao nhiêu cuộc hỏi – đáp giữa các nhân vật với nhau trong đoạn này?
Trả lời: Có 4 cuộc hỏi – đáp giữa các nhân vật với nhau. Cụ thể:
Lần 1:
Ông nội hỏi bố: “Nhìn lên cây cau con thấy điều gì?”
Bố trả lời: “Con thấy bầu trời xanh”.
Lần 2:
Ông nội hỏi tôi: “Nhìn lên cây cau cháu thấy điều gì?”
Tôi trả lời: “Cháu thấy bài học làm người ngay thẳng.”
Lần 3:
Tôi hỏi: “Đó là triết lí của ông phải không ạ?”
Ông gật đầu cười.
Lần 4:
Tôi hỏi ông: “Vậy nhìn lên cây cau, ông đã thấy điều gì?”
Ông trả lời: “Ông thấy tương lai tươi đẹp của dòng họ ta.”
Soạn Bài học từ cây cau giải SGK văn 7 là quá trình giúp bạn hiểu được những thông điệp tuyệt vời chỉ thông qua các cuộc đối thoại đơn giản:
Các cuộc hỏi – đáp | Hỏi | Đáp |
Giữa “ông” với “bố” | “Nhìn lên cây cau con thấy điều gì?” | “Con thấy bầu trời xanh” |
Giữa “ông” với “tôi” | “Nhìn lên cây cau cháu thấy điều gì?” | “Cháu thấy bài học làm người ngay thẳng.” |
Giữa “tôi” với “ông” | “Đó là triết lí của ông phải không ạ?” | Ông gật đầu cười. |
“Vậy nhìn lên cây cau, ông đã thấy điều gì?” | “Ông thấy tương lai tươi đẹp của dòng họ ta.” | |
Giữa “tôi” với “cau” | “Ở trên đó cau có gì vui?” | (Một đàn chim xòe cánh bay ra; cau đung đưa, tạo ra âm thanh xào xạc) |
“Cau có thấy bầu trời cao rộng?” |
Từ quá trình soạn văn Bài học từ cây cau, em thấy rằng những cây cau này rất đặc biệt:
Nhân vật tôi đang trò chuyện với hàng cau nhưng thực tế đang trò chuyện với chính mình. Bởi vì:
Khi trò chuyện về cây cau, với cây cau, đó sẽ là một cách giúp các nhân vật tự nhìn nhận lại để hoàn thiện bản thân hơn. Bởi mỗi người một cách nghĩ, một “sự thấy” về cây cau làm nên đa tính cách, khác biệt, suy nghĩ khác nhau. Chẳng hạn như cách nghĩ về hình ảnh cây cau, “bố tôi” “thấy bầu trời trong xanh”, rộng mở; “tôi” thấy thân cau thẳng đứng gợi “bài học làm người ngay thẳng”; “ông tôi” nhìn dáng vút cao gợi “tương lai tươi đẹp của dòng họ”. Cách nghĩ khác biệt của người này bổ sung thêm cho cách thấy, cách nghĩ của người khác để từ một suy nghĩ (chủ quan) khác biệt ban đầu có cách nghĩ rộng hơn, đa chiều hơn và hoàn thiện suy nghĩ của mình.
Thông qua hướng dẫn soạn bài Bài học từ cây cau, THE POET Magazine hy vọng bạn có thể cảm nhận được ý nghĩa sâu sắc từ câu chuyện của tác giả. Với nhân vật “tôi”, trò chuyện với cây cau cũng là cách để hoàn thiện suy nghĩ và cách sống của mình.
XEM THÊM:
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng là nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực vi sinh vật học (wiki), với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho giáo dục và nghiên cứu. Ông là con trai Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, thuộc gia đình nổi tiếng hiếu học. Giáo sư giữ nhiều vai trò quan trọng như Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội và đã được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 2010.
https://www.thepoetmagazine.org/gian-cach-hay-dan-cach-dung-chinh-ta/
Thông tin liên hệ The POET magazine – Website tổng hợp thơ, truyện, câu nói…
https://www.thepoetmagazine.org/khoe-cua-va-con-ran-vuong/
https://www.thepoetmagazine.org/gioi-thieu-tieu-su-the-lu/
https://www.thepoetmagazine.org/chuan-doan-hay-chan-doan-dung-chinh-ta/
https://www.thepoetmagazine.org/tac-gia-tu-xuong/
This website uses cookies.