FeCl2 là chất gì? Tính chất, điều chế và ứng dụng của FeCl2 - CVG Group

FeCl2 là chất gì? Tính chất, điều chế và ứng dụng của FeCl2

FeCl2 là gì là câu hỏi được nhiều độc giả Đông Á gửi đến trong thời gian gần đây. Chính...

FeCl2 là chất gì? Tính chất, điều chế và ứng dụng của FeCl2

FeCl2 là gì là câu hỏi được nhiều độc giả Đông Á gửi đến trong thời gian gần đây. Chính vì vậy trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc những thông tin về tính chất, cách điều chế và ứng dụng của FeCl2. Hãy đến tìm hiểu cùng chúng tôi nếu bạn cũng quan tâm đến chất này.

FeCl2 là gì?

FeCl2 là hợp chất hóa học được tạo thành từ 1 nguyên tử sắt và 2 nguyên tử clo. FeCl2 có tên gọi là Sắt II Clorua, là muối của sắt. FeCl2 tồn tại ở dạng rắn ngậm nước hoặc khan và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống.

Tính chất hóa lý của FeCl2

Tính chất hóa lý của FeCl2 là gì?

Tính chất vật lý của FeCl2

– FeCl2 tồn tại dưới dạng chất rắn khan màu trắng hoặc xám, khi ở dạng FeCl2.4H2O ngậm nước có màu xanh nhạt. Khi tiếp xúc với không khí, FeCl2 dễ nóng chảy và bị oxy hóa thành sắt (III).

– Khối lượng mol của FeCl2:

  • Dạng khan: 126,751g/mol.
  • Dạng ngậm nước: 198,8102g/mol.

– Khối lượng riêng:

  • Dạng khan: 3,16 g/cm3.
  • Dạng ngậm nước (4 hàm lượng nước): 1,93g/cm3.

– Điểm nóng chảy là 677°C (dạng khan) và 105°C (dạng bậc bốn).

– Nhiệt độ sôi là 1.023°C (khan).

– Độ hòa tan trong nước

  • 64,4g/100 ml (10°C).
  • 68,5g/100 ml (20°C).
  • 105,7g/100 ml (100°C).

Tính chất hóa học của FeCl2

– Phản ứng với dung dịch kiềm tạo ra muối mới và bazơ mới.

FeCl2 + 2KOH → Fe(OH)2 (kết tủa trắng xanh) + 2KCl

– FeCl2 phản ứng với chất oxi hóa mạnh (có tính khử)

2 FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3

– Sắt II clorua (FeCl2) phản ứng với axit mạnh hơn axit HCl

6 FeCl2 + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 4FeCl3 + 6H2O

Phản ứng với kim loại (Trừ kim loại kiềm và kiềm thổ)

FeCl2 + Zn → Fe + ZnCl2

Sắt II clorua phản ứng với muối tạo ra 2 muối mới

2AgNO3 + FeCl2 → 2AgCl + Fe(NO3)2

Ngoài ra, FeCl2 còn có khả năng phản ứng với các hợp chất có gốc permanganat (MnO4 -), dicromat (Cr2O7 -) trong môi trường xúc tác axit hoặc khí halogen để tạo thành muối sắt có gốc tương ứng.

Cách điều chế FeCl2?

Cách điều chế FeCl2

Cách điều chế FeCl2

Có nhiều cách điều chế FeCl2 nhưng có 3 cách được sử dụng nhiều nhất.

Cách 1: Cho kim loại Fe phản ứng với axit clohiđric

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Cách 2: Cho sắt (II) oxit FeO phản ứng với axit clohiđric

FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O

Cách 3: Cho sắt phản ứng với muối sắt (III) FeCl3

Fe + 2FeCl3 ⟶ 2FeCl2 + FeCl2

Ngoài ra, chúng ta còn có thể điều chế FeCl2 trong phòng thí nghiệm bằng nhiều cách khác.

Ứng dụng muối sắt FeCl2 trong đời sống

Muối sắt (II) clorua dạng dung dịch 30% được sử dụng làm hóa chất xử lý nước thải trong nhiều ngành công nghiệp như dệt nhuộm, chăn nuôi, xi mạ, xử lý nước thải bệnh viện, v.v…

Ngoài ra, FeCl2 còn được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác như:

  • Nó là một trong những chất phụ gia được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp như sản xuất thuốc trừ sâu, sản xuất thuốc bảo vệ thực vật,…
  • Nó là một trong những chất gắn màu hiệu quả được sử dụng trong nhuộm vải quần áo.
  • Được sử dụng trong phòng thí nghiệm và điều chế sắt (III) clorua.

Ứng dụng của FeCl2

FeCl2 là một trong những chất gắn màu hiệu quả dùng trong nhuộm vải quần áo

Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng FeCl2 trong phòng thí nghiệm

Khi làm việc với hóa chất FeCl2 trong phòng thí nghiệm, người thực hành cần chú ý các vấn đề sau:

  • Đảm bảo phòng thí nghiệm luôn gọn gàng, sạch sẽ.
  • Tuân thủ nội quy trong phòng thí nghiệm, không trực tiếp dùng tay để xử lý hóa chất và đeo găng tay, các thiết bị bảo hộ khác. Vì FeCl2 có tính ăn mòn rất cao đối với da tay. Không những vậy, FeCl2 còn độc hại và gây bỏng niêm mạc khi tiếp xúc. Nếu hít phải sương mù hoặc hơi clorua sắt II, bạn có thể bị kích ứng đường hô hấp và thậm chí tổn thương phổi nếu tiếp xúc với nồng độ FeCl2 cao.
  • Trong quá trình thí nghiệm, người thực hiện cần cẩn thận tránh để hóa chất bắn tung tóe, rơi ra ngoài.
  • Không sử dụng gas trong phòng thí nghiệm mà thay vào đó hãy sử dụng rượu hoặc nến khi thực hiện các thao tác.
  • Luôn giữ khoảng cách an toàn giữa bạn và hóa chất khi đun nóng các hóa chất có tính axit mạnh trong phòng thí nghiệm.
  • Cần sử dụng hóa chất FeCl2 và dụng cụ thí nghiệm chất lượng để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.

Cách bảo quản muối sắt FeCl2

Để hóa chất được bảo quản tốt, bạn cần chú ý những vấn đề sau:

  • Bảo quản hóa chất ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm và ánh sáng trực tiếp. Thùng chứa hóa chất phải được làm bằng thủy tinh, composite, PVC, PE; tuyệt đối không sử dụng kim loại vì muối FeCl2 sẽ phản ứng và ăn mòn kim loại.
  • FeCl2 rất dễ tan chảy và bị oxy hóa nếu để ngoài không khí. Vì vậy bạn cần đậy nắp thật kín thùng chứa hóa chất này.
  • Không đặt FeCl2 gần chất dễ cháy đề phòng trường hợp cháy nổ, ngộ độc của người làm việc với hóa chất.
  • FeCl2 có tính oxi hóa mạnh và có tính ăn mòn cao. Nó làm biến đổi tế bào gốc và gây độc tính cấp tính hoặc mãn tính khi ở trong môi trường nước.
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và bảo quản hóa chất trước khi sử dụng.

Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đọc đã hiểu rõ FeCl2 là gì rồi phải không? Hy vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp được mọi thắc mắc của mình. Đừng quên ghé thăm website Đông Á https://dongachem.vn/ thường xuyên nhé.

READ Tổng quan về việc vận hành hệ thống xử lý nước thải tại Việt Nam