Rồng Rắn Lên Mây là trò chơi dân gian quen thuộc với thiếu nhi Việt Nam. Nhờ lời ca vần điệu, dễ nhớ cùng cách chơi đơn giản, thú vị trò chơi này đã lưu truyền qua rất nhiều thế hệ và vẫn được yêu thích đến tận ngày nay. Cùng The POET magazine tìm hiểu luật chơi cùng những thông tin có liên quan đến bài đồng dao ngay sau đây.
Rồng rắn lên mây
Có cây lúc lắc
Có nhà hiển vinh
Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay không?
Thầy thuốc: Thầy không có nhà
…..
Rồng rắn lên mây
Có cây lúc lắc
Có nhà hiển vinh
Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay không?
Thầy thuốc: Có nhà. Rồng rắn đi đâu?
Rồng rắn: Rồng rắn đi xin thuốc cho con
Thầy thuốc: Cho con lên mấy?
Rồng rắn: Cho con lên hai.
Thầy thuốc: Thế thuốc ngon vậy có xin khúc đầu
Rồng rắn : Cùng xương cùng xẩu
Thầy thuốc : Thế xin khúc giữa
Rồng rắn: Cùng máu cùng mẹ
Thầy thuốc: Vậy xin khúc đuôi
Rồng rắn: Tha hồ mà đuổi.
Trên đây là toàn bộ bài đồng dao, để hiểu rõ Rồng Rắn Lên Mây là gì mời bạn tiếp tục theo dõi hướng dẫn chơi và thuyết minh cụ thể của The POET magazine.
Xem thêm: Đồng dao Chi chi chành chành và hướng dẫn chơi chi tiết cho bé.
Bài hát Rồng Rắn Lên Mây: Tại đây.
Để chơi Rồng Rắn Lên Mây bạn chỉ cần thực hiện theo đúng 3 bước sau:
Chuẩn bị từ 5 người chơi trở lên, trong đó 1 người làm thầy thuốc và những người còn lại làm rồng rắn.
Người làm rồng rắn xếp thành một hàng, người sau túm áo người trước. Người đứng đầu gọi là khúc đầu, người đứng cuối gọi là khúc đuôi, những người ở giữa là khúc giữa.
Thầy thuốc sẽ đứng đối diện với rồng rắn, người đầu đàn sẽ giang rộng tay để ngăn thầy thuốc rượt đuổi khúc đuôi. Các người chơi ở khúc giữa phải di chuyển nhanh theo khúc đầu để bảo vệ khúc đuôi.
Khi bắt đầu, toàn bộ người chơi sẽ hát bài đồng dao.
Rồng rắn lên mây
Có cây lúc lắc
Có nhà hiển vinh
Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay không?
Nếu thầy thuốc trả lời “không” thì tiếp tục hát lại từ đầu cho đến khi thầy thuốc trả lời “có” thì hát tiếp đoạn sau.
Rồng rắn: Rồng rắn đi xin thuốc cho con
Thầy thuốc: Cho con lên mấy?
Rồng rắn: Cho con lên hai.
Thầy thuốc: Thế thuốc ngon vậy có xin khúc đầu
Rồng rắn : Cùng xương cùng xẩu
Thầy thuốc : Thế xin khúc giữa
Rồng rắn: Cùng máu cùng mẹ
Thầy thuốc: Vậy xin khúc đuôi
Rồng rắn: Tha hồ mà đuổi.
Ngay sau khi rồng rắn đáp “tha hồ mà đuổi”, thầy thuốc sẽ đuổi bắt khúc đuôi (người đứng cuối cùng trong hàng). Những người chơi rồng rắn có nhiệm vụ di chuyển, trốn chạy để bảo vệ người đứng cuối này.
Nếu thầy thuốc bắt được người đứng cuối thì thầy thuốc thắng, ngược lại nếu không bắt được thì rồng rắn thắng. Người bị thầy thuốc bắt sẽ trở thành thầy thuốc trong ván chơi tiếp theo.
Trong quá trình chơi, nếu rồng rắn bị đứt ngang thì tạm dừng để nối lại và chơi tiếp.
Xem thêm: Bài đồng dao Dung dăng dung dẻ và sự tích đáng sợ đằng sau giai điệu vui tươi.
Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá một trò chơi vô cùng thú vị và đầy hứng khởi, đó là trò chơi Rồng rắn lên mây. Trò chơi này không chỉ mang lại niềm vui mà còn giúp các bé rèn luyện sự linh hoạt, nhanh nhẹn và tăng cường sự hợp tác giữa các bạn.
Đầu tiên, chúng ta sẽ chia vai. Trong trò chơi này, chúng ta cần ít nhất 5 người chơi. Một trong số các bé sẽ đóng vai thầy thuốc, còn các bé khác sẽ làm rồng và rắn.
Các bé sẽ xếp thành một hàng, người đằng sau bám vào eo người đằng trước nhưng nhớ là không bám chặt quá đến khiến bạn bị khó thở nhé. Sau đó, chúng ta sẽ hát bài đồng dao.
Cuối cùng, khi thầy thuốc bắt đầu đuổi bắt, các bé rồng và rắn sẽ phải di chuyển nhanh nhẹn, linh hoạt để bảo vệ người đứng cuối cùng. Nếu thầy thuốc bắt được người này, thì thầy thuốc sẽ thắng, còn nếu không các bé rồng và rắn sẽ chiến thắng.
Với trò chơi dân gian thú vị, chúng ta sẽ học được sự hợp tác, tính linh hoạt và biết cách bảo vệ bạn bè. Hãy sẵn sàng tham gia và tận hưởng niềm vui từ trò chơi nhé các bé yêu thương!
Ngoài luật chơi Rồng Rắn Lên Mây bạn đừng quên tìm hiểu thêm một số thông tin thú vị có liên quan đến trò chơi này. Chúng bao gồm:
Rồng Rắn Lên Mây là trò chơi dân gian gắn với bài đồng dao nhằm rèn luyện sự linh hoạt, tinh thần đoàn kết và khả năng đối đáp cho trẻ. Tuy nhiên, theo một số nguồn tin cho rằng bài đồng dao này nói về hiện tượng trùng tang đáng sợ và cách để hóa giải hiện tượng này.
Xem thêm: Đồng dao Nu na nu nống và những sự thật chưa chắc bạn đã biết.
Trò chơi Rồng Rắn Lên Mây mầm non là trò chơi dân gian truyền thống của trẻ em Việt Nam. Câu hát sử dụng trong bài là đồng dao.
Tuy nhiên, nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hùng Vĩ tin rằng nguồn gốc của trò chơi Rồng Rắn Lên Mây đến từ hiện tượng trùng tang. Cụ thể, nếu trong nhà có người mất đúng giờ trùng thì “họ” sẽ quay về bắt những người thân trong gia đình cho đến khi đủ 3, 5, 7, 9 người thì mới thôi.
Bài đồng dao đang mô tả khung cảnh cúng giải trùng. Thầy thuốc chính là thầy cúng còn rồng rắn là người nhà nối đuôi nhau.
Người đứng đầu (khúc đầu) được thầy cúng dặn dò kĩ lương về cách đối đáp và tuyệt đối không được tiết lộ các thông tin như: Nhà ở đâu, nhà có bao nhiêu người, có bà con thân thích nào không. Vì theo quan niệm nếu trả lời thì hồn trùng sẽ về bắt người.
Có hai nhân vật chính trong trò Rồng rắn lên mây là thầy thuốc và rồng rắn. Người đứng đầu tiên trong hàng rồng rắn là người khỏe nhất để bảo vệ những người phía sau.
Rồng rắn lên mây tiếng Anh là Snake dragon flies through the clouds hoặc Dragon snake.
Từ khóa có liên quan:
Trò chơi dân gian này có cách chơi đơn giản, phù hợp với trẻ mẫu giáo và tiểu học. Cha mẹ, thầy cô có thể sử dụng bài đồng dao này để trẻ vui chơi, giải trí thay vì chỉ ngồi xem điện thoại cả ngày. Đồng dao không chỉ là câu hát dân gian mà còn là niềm tự hào dân tộc mà mỗi chúng ta đều có trách nhiệm gìn giữ.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng là nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực vi sinh vật học (wiki), với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho giáo dục và nghiên cứu. Ông là con trai Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, thuộc gia đình nổi tiếng hiếu học. Giáo sư giữ nhiều vai trò quan trọng như Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội và đã được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 2010.
Là một trong số ít các đơn vị sản xuất clo lỏng ở Việt Nam.…
Slogan quán nhậu hay cho quán ăn, nhà hàng của bạn nhân dịp khai trương…
Cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân được đánh giá là…
Hiện tại, mọi người đang ngày càng sáng lập được hữu hạn tài nguyên thiên…
Giới thiệu về tác giả Nguyễn Bính bao gồm tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp…
This website uses cookies.